Vào
tháng năm đào chín ta mới thu hoạch hột nhưng phải chờ đến cuối năm, tiết trời
giá rét mới gieo hột được. Trong thời gian nữa năm đó, hột giống được bảo quản
bằng cách ủ trong cát ẩm hoặc đất ẩm.
Trước
khi gieo hột, nhà vườn phải lo lập vượn ươm. Đất đai cũng phải cày cuốc thật kỹ,
phân tro bón đầy đủ và thường xuyên phải giữ đất cho đủ ẩm.
Qua
giêng, hai cây đào con đã lên cao được vài tấc. Đây là lúc nhà vườn lo bấm ngọn
để cho cây ra tược và bứng cây trồng ra vườn.
Nghệ
thật giúp cho cây đào non sống mạnh trong môi trường sống mới là phải bứng
nguyên cả bầu đất mới tốt. Nếu vụng tay lỡ làm bể bầu đất thì ảnh hưởng xấu đến
bộ rễ cây con, nếu trồng xuống, cây có sống được cũng bị mất sức một thời gian
dài.
Đào
con được trồng ra vườn mục đích là để lấy gốc, chờ cuối năm có bích đào để lấy
hoa bán tết.
Cây
con được trồng vào hố đã được đào sẵn và
mỗi hố vậy đều được bón lót từ 15 đến 20kg phân hữu cơ, như vậy cây mới có đầy
đủ chất bổ dưỡng để tăng trưởng mạnh được.
Cuối
năm đã có thể ghép cành. Cách ghép cũng như ghép các giống hoa và cây ăn trái
khác.
Cũng
có nhiều nhà vườn nghĩ đến cách đi tìm bứng những cây đào con mọc hoang ở các
vùng Cao Bằng, Lai Châu đem về trồng lại. Cách làm này đỡ tốn kém công sức và
tiền bạc….
Ghép cành thì thường
chọn những giống đào ăn khách nhất là Bích Đào (ra loại hoa đỏ sẫm) và Phai Dào
(cho hoa hồng lợt). Các giống Đào Thất Thốn (ra hoa phơn phớt hồng) hoặc Bạch
Đào (hoa trắng) ít được nhà vườn chọn ghép
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét