Hoa anh đào ít bị sâu bệnh tấn công. ở đot non thì có nhện đỏ cuốn đot
và lá non lại. Ở thân thì có sâu hút nhựa cây khiến cây bị mất sức. Trừ nhện đỏ
thì dùng các loại thuốc xịt rầy như Trebon 50ND Bassa 50EC. Trừ sâu hút nhựa
thì dùng Sulfat đồng pha với tỷ lệ 2 phần trăm mà xịt, hoặc làm theo cách của
nhiều nhà vườn là dùng vôi trộn với đất sét bít kín nơi thân cây bị sâu khoét
vào. Ngoài ra , ta còn phải diệt kiến vì kiến cũng góp phần làm hu hại lá non.
Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013
THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN CÂY HOA ĐÀO
Chọn
một cây đào nở hoa đúng vào dịp tết nguyên đán thì từ 23 tháng chạp cây đã có
nhiều nụ mới tốt. Cũng nhu hoa mai vào thời điểm này hoa cũng đã bung vỏ lụa mới
bảo đảm nở đúng vào dịp tết.
Thời
điểm chỉ còn 1 tuần tới tết mà trên cành nụ còn nhỏ hoặc đã có nhiều hoa nở
bung ra thì cây đào đó có bán rẻ cũng khó ai chịu mua.
Cũng
như hoa mai, cành đào cắm vào lộc bình muốn được tươi lâu phải hơ lửa vở vết cắt
cho tái đi. Và nhớ thay nước mới vài ngày 1 lần. Những cành đào nay, sau ngày tết,
nếu đem giâm xuống đất sẽ ra rễ trở thành 1 cây mới. Nhưng muốn được như vậy
thì khi cắt cành, ta không hơ lửa vết cắt mà nhúng nó vào loại thuốc kích thích
ra rễ, rồi cắm lộc vào bình chưng tết…
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÂY HOA ĐÀO RA HOA ĐÚNG DỊP TẾT?
Cây
đào cũng như cây mai gần tết thì lá già, không hái cũng tự rụng. nhưng, để cây
trổ hoa đúng vào dịp tết nguyên đán thì nhà vườn phải chọn ngày để trẩy hết lá
trên cây xuống. Đây là kinh nghiệm từ ngàn đời truyền lại, chứ không ai tài nào
tự mày mò học hỏi trong một sớm một chiều mà thành thạo được.
Tùy
theo từng giống đào và cũng còn tùy vào sự ước đoán thời tiết vào những ngày cuối
năm ấm lạnh ra sao để chọn ngày trẩy lá cho thật đúng. Nếu không, thì cũng biết
đến các biện pháp thúc, hãm hữu hiệu ra sao.
Thông
thường, để cây đào nở hoa vào đúng dịp tết, với bách đào thì nhà vườn hái là từ
mồng 19 đến rằm tháng 11 âm lịch.
Trẩy
lá vào thời điểm này thì đào sẽ trổ nụ trước tết một tuần. Và như vậy từ đây tới
tết hoa nở lai rai là vừa. Nhưng như chúng tôi vừa nói, hoa nở đúng tết hay
không là còn tùy thời tiết những ngày cuối năm thay đổi ra sao nữa.
Nếu
trước ngày 25 tháng chạp mà hoa đào đã nở rộ thì phải hãm lại bằng cách “thiến
đào”, tức là dùng dao bén khứa đức một dường vỏ cây dưới tán cho cây mất sức bớt
đi. Cách khác là làm cho một phần rễ quanh gốc đứt bớt. Lối hãm này lám giảm sức
nở của hoa lại.
Nếu
trời trở nên quá rét thì ngày phải tưới vài ba lần vào gốc với nước ấm 40 độ
pha với nước tiểu.
Trong
trường hợp đã rét lại thêm gió to thì phải tìm mọi cách che gió cho đào.
Cũng
xin được trình bày thêm, cách trẩy lá đào là chỉ trảy phiến lá không thôi, còn
cuống lá phải chừa lại, như vậy mới giữ được mầm hoa phát xuất ở nách lá khỏi bị
rụng. Khi nụ hoa đã phát triển thì cuống lá tự rụng. Chờ đến sau tết lá non mới
nhất loạt mọc ra khắp cả cây. Như vậy giữa cây đào và cây mai có vài điểm trùng
hợp nhau.
CÁCH NHÂN GIỐNG CÂY HOA ĐÀO
Vào
tháng năm đào chín ta mới thu hoạch hột nhưng phải chờ đến cuối năm, tiết trời
giá rét mới gieo hột được. Trong thời gian nữa năm đó, hột giống được bảo quản
bằng cách ủ trong cát ẩm hoặc đất ẩm.
Trước
khi gieo hột, nhà vườn phải lo lập vượn ươm. Đất đai cũng phải cày cuốc thật kỹ,
phân tro bón đầy đủ và thường xuyên phải giữ đất cho đủ ẩm.
Qua
giêng, hai cây đào con đã lên cao được vài tấc. Đây là lúc nhà vườn lo bấm ngọn
để cho cây ra tược và bứng cây trồng ra vườn.
Nghệ
thật giúp cho cây đào non sống mạnh trong môi trường sống mới là phải bứng
nguyên cả bầu đất mới tốt. Nếu vụng tay lỡ làm bể bầu đất thì ảnh hưởng xấu đến
bộ rễ cây con, nếu trồng xuống, cây có sống được cũng bị mất sức một thời gian
dài.
Đào
con được trồng ra vườn mục đích là để lấy gốc, chờ cuối năm có bích đào để lấy
hoa bán tết.
Cây
con được trồng vào hố đã được đào sẵn và
mỗi hố vậy đều được bón lót từ 15 đến 20kg phân hữu cơ, như vậy cây mới có đầy
đủ chất bổ dưỡng để tăng trưởng mạnh được.
Cuối
năm đã có thể ghép cành. Cách ghép cũng như ghép các giống hoa và cây ăn trái
khác.
Cũng
có nhiều nhà vườn nghĩ đến cách đi tìm bứng những cây đào con mọc hoang ở các
vùng Cao Bằng, Lai Châu đem về trồng lại. Cách làm này đỡ tốn kém công sức và
tiền bạc….
Ghép cành thì thường
chọn những giống đào ăn khách nhất là Bích Đào (ra loại hoa đỏ sẫm) và Phai Dào
(cho hoa hồng lợt). Các giống Đào Thất Thốn (ra hoa phơn phớt hồng) hoặc Bạch
Đào (hoa trắng) ít được nhà vườn chọn ghép
TƯỚI NƯỚC CHO CÂY HOA ĐÀO
Trồng
anh đào cũng như trồng hoa hồng, cần phải tưới nhiều nước. Vì vậy, khi lập vườn
trồng đào, nhà vườn nào cũng lo tìm được nguồn nước tưới cho đầy đủ mới yên
tâm.
Vào
mùa mưa gần như khỏi tưới nước cho cây cũng được nhưng vào mùa nắng hạn thì cây
đào cần đến một lượng nước tưới khá nhiều.
BÓN PHÂN CHO CÂY HOA ĐÀO
Người mình trồng đào với phân hữu cơ là chính. Ngoài ra còn thêm phân bắc,
phân xanh hoặc phân rác mục. Cây đào đòi hỏi phải bón nhiều phân mới tốt, khi
bón lót mỗi gốc phải bón từ 15 đến 20 kg phân mới vừa. Để giúp cây được tươi tốt,
thỉnh thoảng còn phải tưới thêm nước tiểu pha loảng.
ĐẤT TRỒNG ĐÀO
Cây đào không quá kén chọn đất trồng, nhưng thích hợp nhất là loại đất
thịt. Điều yêu cầu nhất là đất phải cao ráo, không úng nước. Nếu trồng vào vùng
đất thấp, nhà vườn phải lên líp và tạo mương rãnh thoát nước để tránh úng ngập.
Trước khi trồng, đất phải được cày bừa kỹ cho thật tơi xốp, có như vậy cây trồng
mới sinh trưởng tốt được.
CHĂM SÓC CÂY HOA ĐÀO
Cây hoa đào được trồng bằng hột. Muốn có hột làm giống, ta phải chờ đến
5 tháng mới có. Vì như mọi ngừời đã biết, Đào trổ hoa vào tháng giêng nhưng đến
tháng 5 âm lịch hột mới già, sau này ươm vào đất để có cây con. Chăm sóc cây hoa đào bao gồm:
CÂY HOA ĐÀO
Hoa đào có
tên gọi khoa học là Prunus Presia, là giống hoa quý và tuyệt đẹp, mọi người đều
ưa chuộng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)